Thông báo Hoạt động sinh viên Nghiên cứu khoa học, khoa Tài chính – Ngân hàng, năm học 2017-2018

I. Mục đích NCKH:

– Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong Khoa, Viện, hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng đào tạo nhân lực trình độ cao.

– Giúp sinh viên vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn trong kinh tế, tài chính trong thời điểm sinh viên đang học

– Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên.

II. Đối tượng tham gia NCKH:

– Là sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng có khả năng và nguyện vọng tham gia NCKH.

– Mỗi cá nhân hoặc một nhóm sinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của giảng viên cán bộ nghiên cứu hoặc nghiên cứu sinh.

III. Thời gian thực hiện:

Ngày 23/04/2018: Phát động hoạt động NCKH cho ban cán sự và bí thư các lớp.

Liên hệ : Cô Trần Phương Thảo SĐT: 0926630189

Hoặc Cô Lê Bích Ngân  SĐT: 0912778246

Thời gian triển khai thực hiện Nghiên cứu khoa học và Hội đồng Nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2018 – 2019 sẽ được thông báo sau khi có Quyết định thông qua đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên.

IV. Quyền lợi của sinh viên tham gia NCKH:

– Các đề tài được duyệt sẽ được nhận hỗ trợ kinh phí.

– Các đề tài được cấp giấy chứng nhận tham gia Nghiên cứu khoa học sinh viên

– Được khen thưởng cấp Khoa, cấp Viện đối với các đề tài xuất sắc.

– Các đề tài được giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ được xem xét quyết định cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập của sinh viên. Cụ thể: Tổng số điểm tối đa được thưởng:

+ Giải nhất: 0,25 điểm

+ Giải nhì: 0,2 điểm

+ Giải ba: 0,15 điểm

+ Giải khuyến khích: 0,1 điểm

  • Các đề tài được giải thưởng sinh viên NCKH trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Tài chính – Ngân hàng sẽ được cộng điểm ưu tiên vào điểm xét học bổng cấp theo từng kỳ (sẽ có thông báo cụ thể cho từng kỳ).

V, Đề tài tham gia:

– Yêu cầu sát với ngành đào tạo, cụ thể: Tài chính – ngân hàng bao gồm các lĩnh vực: Tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, thuế, thanh toán quốc tế, thị trường chứng khoán, tài chính quốc tế…

– Số lượng trang của đề tài tối thiểu 50 trang, được đánh máy trên mặt giấy A4 (210x297mm) cỡ chữ 14, Font Times New Roman của hệ soạn thảo WinWord, dãn dòng đặt 1,5 lines, lề trên 3,5 cm, lề dưới 3cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. Các chương của đề tài có số thứ tự các chương, mục được đánh số bằng hệ thống Ả Rập, không dùng số La Mã, chữ cái, các mục, tiểu mục, được đánh số, bằng nhóm các chữ số, cách nhau 1 dấu chấm, số đầu tiên chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục.

VD:

Chương 3

3.1

3.1.1

3.1.1.1

3.1.2

3.1.2.1

3.2

VI, Hướng dẫn đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học:

A.Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài:

Trình bày được 2 ý chính:

– Lí do lí luận: Khái quát vị trí, tính chất, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

– Lí do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là tiêu điểm, là vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp về vấn đề nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường được thể hiện ở các mặt.

+ Không gian

+ Thời gian

4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu quyết định.

Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng. Gồm có một số phương pháp nghiên cứu như sau:

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp phỏng vấn

B. Phần nội dung nghiên cứu:

1. Cơ sở lí luận

Chương 1. Cơ sở lí luận:

Thường đề cập tới vấn đề lí luận chung như: Khái niệm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu, khái quát các học thuyết, lý thuyết liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

2. Thực trạng

Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

  • Giới thiệu khái quát về đối tượng nghiên cứu
  • Phản ánh khái quát kết quả phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
  • Chỉ ra những nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm.
  • Các vấn đề được trình bày phù hợp với cơ sở lí luận nêu trong chương 1

3. Đề ra giải pháp và kiến nghị

Chương 3

1. Đề ra giải pháp:

Nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề.

2. Đề nghị ( kiến nghị) nhằm nêu được:

Những đề nghị liên quan đến đề tài và ứng dụng của đề tài trong thực tiễn.

C. Kết luận

Kết luận nhằm đưa ra một tóm tắt kết quả bao gồm:

  • Những điểm mới rút ra được ( quan trọng nhất) liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.
  • Những nội dung có thể ứng dụng được trong thực tiễn.
  • Những điểm còn tồn tại của đề tài nghiên cứu.

D. Tài liệu tham khảo

Ghi đầy đủ tên tác giả ( nhiều tác giả thì ghi chủ biên); tác phẩm, năm xuất bản, nhà xuất bản. Khi trích dẫn, chú thích ghi tài liệu trích dẫn trong [ ] gồm 2 số, số thứ nhất: số thưc tự của tài liệu theo danh mục của tài liệu tham khảo, số thứ hai: số trạng có thông tin trích dẫn. VD [1,3] trang số 3, tài liệu thứ 1.

E. Phụ lục

– Phần phụ lục để dành cho các thông tin sau:

+ Nội dung của một số phương pháp nghiên cứu ( điều tra, phỏng vấn).

+ Kết quả của phương pháp nghiên cứu đã sử dụng.

Scroll